VỐN ƯU ĐÃI CHÍNH PHỦ VỚI CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI
BÌNH GIANG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CHO NGƯỜI MÃN HẠN TÙ
17/10/2023 10:29:52

Công tác tái hòa nhập cộng đồng là một chủ trương, chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thời gian qua, công tác này Bình Giang và các địa phương khác trong cả nước đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù sớm ổn định cuộc sống, không tái phạm tội.

Vừa qua, cùng với các địa phương khác trong tỉnh và cả nước, huyện Bình Giang đã kết nối họp trực tuyến triển khai Quyết định 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù do Bộ Công An phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tổ chức.

 
 
 

Đ/c Nhữ Văn Chuyên, Huyện ủy viên-Phó chủ tịch UBND huyện cùng các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến triển khai Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách tín dụng với người mãn hạn tù

 Tham dự hội nghị trực tuyến triển khai Chính sách tín dụng cho người mãn hạn tù về phía huyện Bình Giang có đồng chí Nhữ Văn Chuyên - Huyện ủy viên - Phó Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo một số phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, lãnh đạo và cán bộ các đội nghiệp vụ thuộc Công An huyện, Ban Giám đốc, tổ trưởng Tổ Kế hoạch nghiệp vụ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, Chủ tịch UBND, Trưởng Công An 16 xã, thị trấn trong huyện.

Công tác tái hòa nhập cộng đồng là một chủ trương, chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thời gian qua, công tác này Bình Giang và các địa phương khác trong cả nước đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù sớm ổn định cuộc sống, không tái phạm tội. Tuy nhiên, công tác này cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu như mong muốn. Trong đó, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù có công ăn việc làm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Công an, NHCSXH Việt Nam cùng các Bộ, ngành liên quan đã nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (Quyết định số 22). Quyết định số 22 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 17/8/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10, bao gồm 16 Điều và 02 mẫu biểu. Trong đó quy định rõ về đối tượng thụ hưởng, điều kiện vay vốn, phương thức cho vay, mức vốn vay, thời hạn vay vốn, lãi suất cho vay… và nguồn vốn cho vay để thực hiện Quyết định. Việc quy định các nguồn vốn để bố trí cho vay theo Quyết định số 22/2023, thể hiện sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ nhằm huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, trong đó có nguồn vốn từ ngân sách địa phương hằng năm ủy thác qua NHCSXH để cho vay. Thực hiện nội dung này cũng chính là góp phần thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.

Tái hòa nhập cộng đồng là một chủ trương, chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tạo điều kiện giúp người chấp hành xong án phạt tù sớm trở thành công dân có ích cho xã hội, hạn chế tái phạm tội, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Theo Quyết định số 22, đối tượng vay vốn gồm người chấp hành xong án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá; cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù. Quyết định nêu rõ điều kiện vay vốn là người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội; cơ sở sản xuất kinh doanh được thành lập và hoạt động hợp pháp, sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù và có phương án vay vốn. Mục đích sử dụng vốn vay dành cho chi phí việc học tập, sinh hoạt của người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chi phí này bao gồm: Học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập; chi phí ăn, ở, đi lại. Đối với vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm: Chi phí để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm gồm chi phí cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Đối với người chấp hành xong án phạt tù, phương thức cho vay được thực hiện thông qua hộ gia đình; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện theo phương thức cho vay trực tiếp. Mức vốn cho vay tối đa để đào tạo nghề là 4 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù; đối với vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù; mức vốn cho vay tối đa đối với cơ sở sản xuất kinh doanh là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

 

 

 

 

 

Kết quả giải quyết TTHC
Đến tháng 04 đã giải quyết:
100.0%
Số hồ sơ xử lý: 13990
Trước & đúng hạn: 13935
Trễ hạn: 7
Trễ hạn: 0%
Chi tiết
( Cập nhật lúc:30/04/2024 19:19:38)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN BÌNH GIANG

Trưởng Ban Biên tập: Ông Nhữ Văn Chuyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Giang

Địa chỉ: Số 55, Phạm Ngũ Lão, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, Hải Dương.

Điện thoại: 02203.777540

Email: vpubnd.bg@gmail.com

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 9
Hôm nay: 56
Tháng này: 25,736
Tất cả: 314,738